Tin thị trường

Mua dự án bất động sản chưa giải ngân có những rủi ro gì

Cập nhật ngày 13-12-18 lúc 09:29

Các dự án bất động sản thường được các chủ đầu tư sử dụng thế chấp ngân hàng nhưng vẫn rao bán ra rầm rộ. Và nếu khách hàng mua các sản phẩm này, khách hàng có bị ảnh hưởng gì không?

Tất nhiên, khi các dự án bất động sản còn đang thế chấp ngân hàng và chưa giải ngân, nhưng chủ đầu tư bán ra và khách hàng mua vào sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Về tính pháp lý của dự án, hiện không có quy định nào yêu cầu chủ đầu tư hay các đơn vị phân phối buộc phải công khai các thông tin về tình trạng thế chấp của dự án với người mua nhà. Cũng vì sơ hở này, không ít người mua nhà phải ôm "trái đắng".

Ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc công ty Địa ốc Đất xanh Miền Bắc cho rằng, việc các chủ đầu tư công khai bán hàng khi chưa giải chấp tài sản thế chấp tại ngân hàng chính là lỗ hổng trong mắt xích quản lý. Rủi ro sẽ bị đẩy về phía người mua nhà. Việc đồng thời vừa thế chấp vừa bán hàng là vi phạm pháp luật, và cũng không loại trừ trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để chủ đầu tư tự bán tài sản đang thế chấp.

Một vụ việc liên quan đến tài sản thế chấp từng xảy ra vào tháng 5/2016 khi những người mua căn hộ tại chung cư The Hamorna ở Tp.HCM hoang mang cực độ trước thông báo cỉa ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Sài Gòn về việc siết nợ các căn hộ họ đã mua và về ở được 3 năm. Vụ việc này cảnh tỉnh người mua nhà cần thận trọng khi mua sẩn phẩm tại các dự án đang thế chấp ở ngân hàng, mặc dù theo quy định, các chủ đầu tư được phép thế chấp tài sản để vay vốn triển khai dự án.

Gần đây nhất, công văn của Sở Tài Nguyên và Môi trường – Văn phòng đăng ký đất đai Số 7527/STNMT-VPDKĐĐ cho biết, MBLand Holdings vẫn đang thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại ngân hàng ở dự án Golden Field Mỹ Đình. Thông tin này khiến cư dân bức xúc và lo lắng khi MBLand Holdings chưa thực hiện giải chấp còn người dân không biết khi nào mới được cấp sổ hồng.

Theo khuyến cáo của một số chuyên gia bất động sản, dù sau nhiều vụ lùm xùm tại nhiều dự án, các chủ đầu tư tìm mọi cách trấn an, nhưng muốn tránh được các rủi ro, người mua cần đặc biệt quan tâm đến tính pháp lý của dự án, không giao dịch vội vàng khi chưa có thông tin chính xác nào trong tay.

Các chuyên gia cũng gợi ý, người mua có thể tìm hiểu thông tin dự án ở hai đầu mối quan trọng là Sở Xây dựng và các ngân hàng bằng cách đến hai địa chỉ này, yêu cầu cung cấp thông tin về dự án mình định mua xem có vướng mắc gì về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực xây dựng hay có bị cầm cố không...

Lê Thủy ( Tổng hợp)

 

Chia sẻ bài viết:


Copyright © 2017 VRM.JSC. All Right Reserved.

   Liên hệ qua Facebook