THÔNG TƯ 36 – HƯỚNG ĐI LÂU DÀI
Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) vừa mới đây đã thông báo dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT chỉ mới triển khai được một năm, thông tư cũng đã góp phần giúp cho thị trường bất động sản phục hồi trong năm 2015. Theo đó, Thông tư về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài này sẽ có 2 điểm thay đổi chính bao gồm: tỷ lệ tối đa các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% xuống 40% và các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 250% so với trước là 150%.
Sau khi được công bố, dự thảo nhận được những luồng ý kiến trái chiều từ nhiều phía, các nhà đầu tư, người tiêu dùng, tổ chức tín dụng…Nhiều nhà đâu tư lo ngại siết chặt nguồn vốn của mình vào bất động sản cũng như lo sợ ảnh hưởng đến các dự án hiện đang dang dở. Đặc biệt là khi thị trường bất động sản Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân hàng và tài chính huy động từ khách hàng, ngay cả tiền từ người mua nhà cũng có nguồn gốc từ các tổ chức tín dụng. Và đáng quan tâm là hoạt động đầu tư phát triển, kinh doanh bất động sản thường là hoạt động có chu kỳ trung và dài hạn.
Bên cạnh đó nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng đó là một hướng đi bên vững trong dài hạn mà tiêu biểu là bài học từ khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ những năm 2004-2006 với kết quả Cục dự trữ liên bang Mỹ đã phải bơm 100 tỷ USD cho các ngân hàng mượn với lãi suất thấp do hậu quả từ việc quản lý không chặt các khoản cho vay bất động sản.
Với dự thảo này, ông Nguyễn Trọng Du - phó vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định khi trả lời tờ báo Tri Thức Trẻ "Trước hết cần khẳng định việc sửa đổi bổ sung Thông tư 36 không phải siết van tín dụng bất động sản. Quy định này chỉ áp dụng đối với các khoản phải đòi đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để sinh lời, không áp dụng đối với hoạt động cấp tín dụng cho mục đích tiêu dùng, sửa chữa, cải tạo BĐS". Và qua đó nhằm tăng khả năng thánh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng và điều chỉnh dòng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc điều chỉnh này không mang ý nghĩa về động thái siết chặt hay nới lỏng vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Đây chỉ là thông điệp của NHNN nhằm tăng cường kiểm soát khả năng thanh khoản và rủi ro trong hoạt động cho vay. Nguyên nhân đến từ các con số được thống kê cho thấy khoảng 70% nguồn vốn hiện nay của các Tổ chức tín dụng là vốn ngắn hạn, do đó việc dùng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh khoản. Vì vậy mà sự việc này, dù trong ngắn hạn có thể lại cho thị trường bất động sản gặp phải những khó khăn, nhưng về lâu dài sẽ giúp điều tiết được nền kinh tế ổn định hơn.
Hạ Minh
Chia sẻ bài viết:
Copyright © 2017 VRM.JSC. All Right Reserved.